Làm thế nào để suy nghĩ bằng tiếng Anh?
Danh mục Thư viện | Đăng ngày 21/01/2016
Tiếng mẹ đẻ thân thuộc với mỗi chúng ta đến mức những lời nói tuôn ra từ miệng như một bản năng. Chúng ta thường hiếm khi thực sự để ý và phân tích xem có bao nhiêu quá trình đã diễn ra khi chúng ta đang nói.
Nếu tôi yêu cầu bạn vẽ ra một lược đồ đơn giản cho quá trình từ suy nghĩ đến khi phát ra tiếng nói (bằng ngôn ngữ mẹ đẻ - trong bài này là tiếng Việt), có lẽ cái mà bạn đưa ra sẽ là như thế này:
Nghĩ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ -> Phát ra tiếng nói
Thực chất lược đồ này khá đúng – chúng ta nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ và sau một khoảng thời gian rất ngắn, lời nói phát ra từ miệng, trơn tru và tự nhiên. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chỉ mất 600 mili giây để lời nói bắt nhịp được với suy nghĩ!
Lược đồ ở trên mô tả những gì diễn ra khi bạn nói một điều gì đó bằng tiếng mẹ đẻ. Khi ấy, nghĩ và nói là hai quá trình hoàn toàn tách biệt. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chúng ta đang lỡ mất một liên kết nào đó rất quan trọng trong toàn bộ quá trình.
Đến đây, chắc hẳn bạn cảm thấy hơi lộn xộn đúng không? Bạn có đang nghĩ rằng: “Robby đang nói cái quái gì thế? Làm gì còn cái gì khác xảy ra trước khi chúng ta nghĩ? Tôi đảm bảo rằng suy nghĩ là thứ có trước tiên và những cái khác đều theo sau nó!”.
Được rồi, tôi không có bằng chứng nào chứng minh lý thuyết của mình là chính xác, nhưng tôi tin một điều: cái chúng ta có đầu tiên là một ý niệm trừu tượng (Abstract concept) về cái mà chúng ta sẽ nghĩ và sẽ nói. Cái ý niệm trừu tượng này không hiện hữu dưới dạng lời nói. Nó là ý tưởng. Nó là cái gì đó mà bạn cảm nhận thấy, trước cả khi bạn hình thành suy nghĩ trong tâm trí. Thật khó để định nghĩa, nhưng tôi sẽ cố gắng đưa ra một vài ví dụ để bạn có thể hiểu được khái niệm mà tôi muốn mô tả ở đây nghĩa là gì.
Tưởng tượng ra bối cảnh như thế này: Buổi sáng, bạn thức dậy, mở mắt ra và cảm thấy trong người không được khỏe. Bạn đau họng, ngạt mũi và lên cơn sốt. Giờ hãy tập trung vào những gì bạn cảm nhận được và nói với tôi – cảm tưởng một ngày ốm đau bệnh tật có hiện lên trong tâm trí bạn NGAY TRƯỚC KHI bạn thực sự nghĩ: “Ôi, mình ốm rồi” không? Đó chính là ý niệm trừu tượng. Nó là cảm giác, là nhận thức của bạn. Thật khó đề mô tả rõ ràng bằng ngôn ngữ, nhưng giờ thì bạn đã hình dung được nó là cái gì rồi, đúng không?
Bạn có thể nghĩ tôi đang mất trí, nhưng tôi có một niềm tin son sắt rằng mọi thứ đều xuất phát từ một ý niệm trừu tượng. Suy nghĩ của chúng ta, kế hoạch của chúng ta, hoạt động hàng ngày của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ một ý niệm hình thành trong đầu bạn, một ý tưởng mơ hồ lởn vởn trong tâm trí bạn, có khả năng biến đổi thành ý nghĩ và cuối cùng tạo thành lời nói:
Ý niệm trừu tượng -> Nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ -> Phát ra lời nói
Tôi sẽ đưa ý tưởng này đi xa hơn một chút mà khẳng định rằng, ở bất cứ thời điểm nào, chúng ta cũng luôn có sẵn một hay một vài ý tưởng. Chúng chạy ngầm trong đầu. Cần vài tác nhân kích thích để đánh thức chúng, tìm được từ ngữ để mô tả chúng và từ đó hình thành nên suy nghĩ.
Tôi không muốn nói quá tỉ mỉ về ý tưởng trên trong bài viết này, vì thế tôi sẽ đi thẳng tới vấn đề chính và nhìn vào lỗi lớn nhất của người học nói tiếng Anh.
Nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ -> Dịch ra tiếng Anh -> Nói bằng tiếng Anh
Bởi nhiều lý do khác nhau, người học nói tiếng Anh, ngay cả những người đã ở trình độ cao đều vướng phải một vấn đề, đó là: khi bạn nói một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ, tư tưởng sẵn sàng dịch nó ra ngôn ngữ mà mình quen thuộc nhất luôn thường trực trong đầu bạn. Nó hình thành một thói quen: Sử dụng từ điển song ngữ và nhớ từ mới bằng cách dịch nó từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh. Chúng ta cũng thường xuyên đọc phụ đề của phim bằng tiếng mẹ đẻ hay sử dụng Google dịch,…Tất cả những điều tôi vừa kể trên đây chỉ muốn chứng minh rằng: việc dịch qua lại giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ khác là điều không tránh khỏi, và bạn sẽ phải đồng ý với tôi rằng, khi bạn muốn nói tiếng Anh, bạn sẽ phải dịch từ tiếng mẹ đẻ sang.
Nhưng nếu như bạn loại bỏ được quá trình dịch ngôn ngữ? Nó có giúp cho khả năng nói tiếng Anh của bạn tăng lên vù vù không?
Cùng suy nghĩ một chút. Nếu mất nửa giây để biến từ ý nghĩ thành lời nói, vậy thời gian tối đa là bao nhiêu lâu để dịch trong đầu từ tiếng Việt ra tiếng Anh? Chắc chắn là sẽ mất nhiều thời gian hơn cho toàn bộ quá trình, và kết quả là lời nói của bạn thường chậm chạp, ngập ngừng và dễ ngắc ngứ nếu bạn cứ tiếp tục vừa nói vừa dịch trong đầu. Duy trì cách đó, bạn sẽ không bao giờ nói tiếng Anh một cách trôi chảy được cả!
Dưới đây là bí quyết cải thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn và tiến gần hơn tới sự trôi chảy. Đây có thể là cách mà bạn đã từng nghe hoặc chưa, nhưng hãy nhớ:
Dừng suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ!
Để làm được điều đó, bạn cần loại bỏ dần quá trình hình thành suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ.
Những gì bạn cần là làm theo lược đồ dưới đây – bạn cần học cách để chuyển những ý niệm trừu tượng của mình thành ngôn ngữ - không phải sang tiếng mẹ đẻ, mà là tiếng Anh!
Quá trình bắt đầu từ khi hình thành ý niệm cho tới phát ra tiếng nói khi đó sẽ như thế này:
Quá trình này diễn ra như sau: Trước tiên, bạn nảy ra ý tưởng và hình ảnh trong đầu. Sau đó suy nghĩ bằng tiếng Anh, cuối cùng là sản sinh ra lời nói (Abstract concept – Thinking in English – Speaking). Từ bỏ việc dịch qua dịch lại giữa tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, những từ tiếng Anh sẽ tự động phát ra ngoài miệng, tự nhiên và trơn tru hơn nhiều. Đương nhiên nói bao giờ cũng dễ hơn làm, vì vậy dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể đạt được mục tiêu là suy nghĩ bằng tiếng Anh mà không cần sự trợ giúp của tiếng Việt. Đó là:
Hãy tập cho mình thói quen nói tiếng Anh!
Bạn thấy đó, bạn sẽ nghĩ được bằng tiếng Anh khi bạn nói tiếng Anh. Do đã quá quen thuộc với tiếng mẹ đẻ, thời gian đầu sẽ khá khó khăn cho việc tập luyện. Do vậy bạn cần kiểm soát và đặt ra cho bản thân một kế hoạch tập luyện hợp lý. Đừng cố nói quá nhanh, bạn có thể bị mất kiểm soát và trong lời nói của bạn sẽ bị trộn lẫn những từ tiếng Việt hoặc phát âm kiểu Việt.
Tôi không nói rằng điều đó hoàn toàn không xảy ra khi bạn nói chậm rãi và có kiểm soát, nhưng nó sẽ không tệ như lúc bạn cố gắng bắt kịp tốc độ nói của người bản xứ và lẫn lộn suy nghĩ tiếng Anh với tiếng Việt trong đầu. Khi đã nắm được cách biến ý niệm trừu tượng thành nguyên liệu đề nuôi dưỡng những nội dung mà não sản sinh ra, việc nghĩ thẳng bằng tiếng Anh mà không cần thông qua bước dịch sang tiếng mẹ đẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Như tôi đã nói, bí quyết là NÓI TIẾNG ANH NHIỀU NHẤT CÓ THỂ. Đừng cố gắng CHỈ tập nghĩ bằng tiếng Anh – tâm trí bạn sẽ nhanh chóng rối tung rối mù lên bởi không một sản phẩm (lời nói) nào được tạo ra từ những suy nghĩ lộn xộn ấy. Nói cách khác, bạn sẽ dễ dàng bị “tẩu hỏa nhập ma” nếu áp dụng cách tập luyện đó.
Tôi có thể nói ra những điều này bởi kinh nghiệm trong nhiều năm của tôi – kiên trì nói tiếng Anh giúp bạn nghĩ được bằng tiếng Anh và đạt được sự nhuần nhuyễn trơn tru trong lời nói. Bạn có thể tự nói tiếng Anh với chính mình khi không có ai nói chuyện cùng, thay vì việc tự nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ!
Link download sách Essential Grammar in use của NXB Cambridge - tác giả Raymond Murphy
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của Robby - một người coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Nguồn: englishharmony.com
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Rockit English - Mạng học Tiếng Anh trực tuyến có tương tác đầu tiên tại Việt Nam. Mỗi lớp học Online chỉ có từ 3-5 người, học viên được học trực tiếp với giáo viên theo phương pháp “Immersion and Practice” - nghe nhiều, nói nhiều, nhớ lâu đảm bảo học viên có thể nói Tiếng Anh thành thạo trong vòng 3-6 tháng.
Đăng kí ngay tại đây để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí:
Tin Liên Quan
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 1)
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 2)
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 3) - 6 thói quen để học giỏi Tiếng Anh
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 4) - Đọc và nghĩ bằng Tiếng Anh
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 5) - Hãy thưa gửi đúng khi nói Tiếng Anh
- Học Tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 6) - Ngôn ngữ của ngày lễ
- Học tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 7) - List of things to do for Christmas
- Làm sao để Học tiếng Anh Hiệu quả nhất (Phần 8) - What’s Love Got to Do With It?
- Học tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất (Phần 9) - Tán gái kiểu Mỹ
- Cấu trúc và mẹo làm bài thi TOEIC